• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giá trị cốt lõi
    • Chúng tôi
    • Tầm nhìn & Sứ mệnh
    • Giảng viên
    • Ý kiến học viên
    • Sáng lập
  • Khóa học
    • Lịch khai giảng
    • HCM - Phân tích nghiệp vụ cơ bản 3.0
    • HCM - Phân tích nghiệp vụ nâng cao 3.0
    • HCM - Luyện thi chứng chỉ IIBA(ECBA, CCBA, CBAP) 3.0
    • Hà Nội - Phân tích nghiệp vụ cơ bản 3.0
    • Hà Nội - Phân tích nghiệp vụ nâng cao 3.0
    • Hà Nội - Luyện thi chứng chỉ IIBA(ECBA, CCBA, CBAP) 3.0
    • Đà Nẵng - Phân tích nghiệp vụ cơ bản 3.0
    • Cần Thơ - Phân tích nghiệp vụ cơ bản 3.0
    • BA cho ngành Ngân hàng
    • BA cho ngành Bảo hiểm
    • Chuyên gia ứng dụng Agile
    • Ước lượng phần mềm
    • Quản trị quy trình nghiệp vụ
    • BA & PM phối hợp hoàn thiện
    • Phân tích và trực quan hóa dữ liệu với Tableau
    • Chuyên gia BSC-KPI nội bộ
    • Hoạch định chiến lược, tư vấn triển khai ERP
    • Pro Salesman - Người bán hàng tuyệt vời
    • Phong thủy & Nhân tướng học ứng dụng trong Quản trị Nhân sự
    • Nhận thức An toàn An ninh Thông tin
    • Nguyên lý cơ bản trong UI/UX
    • Product Design
    • Phân tích và trực quan hóa dữ liệu với Power BI
    • Excel & Power BI
    • Ứng dụng BPMN
    • Luyện Thi Chứng Chỉ PMI-PBA
    • Scrum Master trong dự án - Luyện thi chứng chỉ PSMI
    • Scrum Framework in Practice
    • Ứng dụng Data Science & Machine Learning
    • Content Marketing
    • Digital Marketing
    • Facebook Ads
    • Google Ads
    • Google Data Studio
    • Marketing Automation
    • Social Media Marketing
    • Phân tích dữ liệu với SQL và Google Data Studio
    • Kỹ năng nhiếp ảnh
    • Kỹ năng dựng phim
    • Khơi dậy quyền năng lời nói
    • Quản lý dự án thực hành
    • Luyện thi Chứng chỉ phân tích Agile
    • Luyện thi chứng chỉ CBDA
    • Khung năng lực cơ bản
    • Khung năng lực nâng cao
    • Direct Sales - Bán hàng chuyên sâu cho bất kì ai
    • OKRs - P&L
    • Fundamental Testing
    • Manual Testing
    • Automation Testing
    • Luyện thi chứng chỉ ISTQB
    • Mobile and Web Security
    • Digital Sales Leader
    • Digital Sales - Platform
    • Digital Sales - Business: Google & Facebook
    • Digital Sales - BĐS
    • Phân tích dữ liệu với Python
    • Huấn luyện để làm việc trong môi trường nghề luật
    • Kiếm tiền từ YouTube
    • Kỹ năng tư vấn pháp luật doanh nghiêp - đầu tư
    • Ngôn ngữ lập trình R
    • Kiến thức CNTT nền tảng cho BA
    • DAX - Data Analytics Expressions
    • Product Owner & Scrum Master in Practice
    • Thiết kế slide báo cáo & thuyết trình hiệu quả
    • Structured Query Language - SQL ONLINE
    • Microsoft Power BI ONLINE
    • Chuyển đổi số
    • Phân tích nghiệp vụ kinh doanh và Thiết kế sản phẩm
    • Chuyên gia ứng dụng Agile với vai trò Product Owner & Scrum Master (POSM)
    • Tiếng Anh chuyên ngành Công Nghệ Thông tin
    • Microsoft Power BI Data Analyst
    • Phân tích dữ liệu và tự động hóa tác vụ bằng EXCEL, POWER QUERY, VBA
    • Ứng dụng AI trong Digital Sales và Marketing
  • E-learning
    • PLATFORM
    • B2C E-LEARNING
    • Thiết kế bài giảng
  • Tư vấn
    • Giải pháp
    • Đào tạo doanh nghiệp
  • Dịch vụ
    • Tuyển dụng
    • Cho thuê
  • BACBook
  • Tài liệu
  • Tin tức
    • Báo chí nói về BAC
    • Sự kiện BAC
    • Tuyển Dụng
    • Tin Tức
    • Đăng kí sự kiện
  • Đối tác
  • Chính sách
    • Chính sách chung
    • Chính sách bảo mật
    • Chứng chỉ & Bảo lưu
    • Chính sách bản quyền
    • Hướng dẫn thanh toán
    • Chính sách hoàn trả học phí
    • Chính sách giao nhận
  • Hỏi và đáp
  • Liên hệ
Blog

Video

Business Analysis

Đăng ký nhận tin

 

Ý kiến học viên

  • Lê Anh Tuấn

    Chuyên viên HO - Kỹ thuật Ngân hàng số Eximbank
    Tôi là nhân sự thuộc Trung tâm Phát triển CNTT – Khối Ngân hàng số, hiện đang đảm nhiệm vai trò kiểm thử phần mềm (tester). Việc tham gia khóa học Business Analyst đã mang lại cho tôi góc nhìn toàn diện và rõ ràng hơn về vai trò của BA trong lĩnh vực ngân hàng.
     
    Khóa học Fundamental Business Analysis tại BAC không chỉ giúp tôi hiểu đúng bản chất công việc BA mà còn hỗ trợ phát triển tư duy nghiệp vụ – từ tiếp cận giải pháp kỹ thuật sang tập trung vào nhu cầu người dùng. Phương pháp giảng dạy kết hợp lý thuyết và thực hành thực tiễn, cùng các hoạt động mô phỏng, thảo luận nhóm đã giúp tôi nâng cao kỹ năng giao tiếp, phân tích và trình bày yêu cầu – những năng lực thiết yếu để phối hợp hiệu quả giữa các bên trong dự án công nghệ.
     

     

    Xem chi tiết +
  • Huỳnh Cao Cường

    Nhân viên HO - Kỹ thuật Ngân hàng số Eximbank
    Tôi hiện đang công tác tại Trung tâm Phát triển CNTT – Khối CNTT, với vai trò là nhân sự chức năng phụ trách mảng Ngân hàng số, chuyên sâu về kiểm thử phần mềm (Tester). Trước khi tham gia khóa học Fundamental Business Analysis do BAC tổ chức, tôi từng hình dung BA chỉ đơn thuần là cầu nối giữa bộ phận kỹ thuật và nghiệp vụ.
     
    Tuy nhiên, quá trình học đã giúp tôi nhận thức rõ hơn về bản chất và tầm quan trọng của vị trí này. BA không chỉ kết nối các bên liên quan, mà còn giữ vai trò định hình yêu cầu, đảm bảo giải pháp được thiết kế đúng mục tiêu và sát với nhu cầu thực tế. Khóa học đã trang bị cho tôi tư duy phân tích bài bản, khả năng diễn đạt yêu cầu rõ ràng, và kỹ năng phối hợp hiệu quả trong môi trường dự án đa chiều.
     
    Với nền tảng công nghệ thông tin sẵn có, khóa học là bước chuyển hướng quan trọng giúp tôi phát triển tư duy nghiệp vụ vững chắc và sẵn sàng theo đuổi lộ trình nghề nghiệp chuyên sâu trong lĩnh vực Business Analysis tại Eximbank.
     

     

    Xem chi tiết +
  • Nguyễn Thị Mai Bình

    Business Analyst
    Với một người ngoại đạo như mình thì những chuyên đề về "kỹ thuật" của BA hết sức quan trọng. Ví dụ như sử dụng các diagram để mô hình hóa requirement, viết User Story/Use case, v...v..
     
    Đến với khóa học Fundamental Business Analysis, mình đã được gặp thầy Lộc, một người người rất nhiệt tình và có tâm. Ngoài việc chia sẻ các kinh nghiệm thực tế trên lớp thì thầy còn dành thời gian ra để tư vấn, hỗ trợ, góp ý CV cho mình. Bên cạnh đó trung tâm và anh Phụng cũng hỗ trợ gửi CV, kết nối học viên tới mạng lưới các công ty đối tác chất lượng, điều này giúp học viên như mình tìm được công việc phù hợp nhất. Cảm ơn BAC.
    Xem chi tiết +
BAC TRAINING & CONSULTANCY VN BAC TRAINING & CONSULTANCY VN BAC TRAINING & CONSULTANCY VN
Language  
Điện thoại tư vấn0909 310 768
Facebook Youtube Linkedin
Banner

BA In-house, Outsource và Offshore

Kinh nghiệm cả inhouse, outsource, offshore, offshore-outsource: mình đã từng trải qua từ lúc còn ở nhà. Nay xin được kể lể dông dài với các bạn. Mong nhận thêm chia sẻ từ các bạn nữa nhé.

Bài viết này hi vọng sẽ giúp các bạn BA mới sáng tỏ hơn về con đường mình sẽ chọn, công ty mình sắp nhận lời hay đơn giản là tự tin “chiến đấu" ở bất cứ cty nào các bạn có cơ hội.

Làm BA là làm gì có lẽ các bạn cũng đã search “nát" hết rồi và đã có câu trả lời không cụ thể chi tiết thì cũng đã nắm được cái “thần thái" của BA rồi.

Mình hi vọng là như vậy, Vây nên chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu các cụm từ còn lại: in-house là gì, offshore và outsource có gì khác nhau nhé: 

In house: Có thể hiểu đó là bạn tự làm mọi thứ hoặc những công đoạn của chuỗi cung ứng bạn tự làm lấy mà không cần thuê ai đó làm cho mình. Ở đây, có thể nhìn bao quát cả vòng đời phát triển phần mền (SDLC) thì cty của bạn đảm nhiệm thực thi hết từ A-Z. Và khi bạn được trực tiếp tuyển dụng bởi cty đó, làm việc trong các phòng ban liên quan thì bạn có thể coi như 1 nhân lực in-house.

Mình thử đưa ra một ví dụ thế này: Cô thợ may mở 1 tiệm may. Tiệm của cổ đủ nhân viên và chuyên môn để thực hiện từ A tới Z cho 1 sản phẩm may mặc ra đời và phù hợp với khách hàng cô nhắm tới đầu tiên là bà con lối xóm. Từ thiết kế, đo, cắt, dựng kiểu, trang trí thêu thùa cho các sản phẩm có tính độc bản tới bào hành bảo trí nếu lỡ khách hàng mai mốt mặc đồ có bị sút chỉ, đứt chun, bung nút...Tiệm cô đối chiếu sang định nghĩa của chúng ta đang tìm hiểu thì các nhân viên may đều được gọi là in-house

Outsource: Tiếng Việt dịch nghĩa của từ này là “thuê ngoài". Đây vốn là một đề tài nóng bỏng không chỉ riêng IT mà còn cách ngành nghề khác như Finance, Accounting hay Supply Chain, ... Mình biết có anh sếp cũ cũng từng lấy đề tài liên quan để làm nghiên cứu tiến sĩ (PhD). Chúng ta có thể hiểu là bạn hay cty bạn đi thuê một đối tác để thực hiện 1 hay nhiều công đoạn trong quy trình sản xuất/vận hành của công ty mình. Mục đích của việc này thì tuỳ thuộc vào mục tiêu doanh nghiệp nhưng một số lợi ích thường được nhắc tới là:

  • Tiết kiệm chi phí: nếu bạn có thể thuê 1 đối tác thực hiện công đoạn nào đó với giá thành tốt hơn và đảm bảo chất lượng thì tất nhiên là nên lắm chứ);
  • Đảm bảo tính sẵn có của dịch vụ (availability): Ví dụ như bạn muốn có dịch vụ hỗ trợ khách hàng hay call center thường trực 24/7 thì việc cần một đối tác cung cấp dịch vụ tương đương nhưng ở múi giờ khác (offshore hay nearshore) là một lựa chọn đáng cân nhắc.
  • Đảm bảo thông suốt của dịch vụ chuyên nghiệp: Ví dụ cty bạn dù có phòng tuyển dụng nhưng để đáp ứng mục tiêu tuyển chọn các nhân sự chất lượng cao và đặc thù trên thị trường, bạn thuê 1 cty tuyển dụng chuyên nghiệp với các head hunter giàu kinh nghiệm và network rộng để giúp bạn việc này. Bạn sẽ có thể có kể quả nhanh hơn, chất lượng tốt hơn so với việc tự làm...Đặc biệt là cty start-up.

Và còn nhiều lý do khác nữa...

Với các dự án in-house, BA có thể sẽ theo dự án trong cả SDLC từ lúc khởi tạo ý tưởng, phát triển business case, đánh giá giải pháp và thực thi tới bảo trì sản phẩm. Mức độ tham gia của BA sẽ giảm dần ở các giai đoạn sau nếu giai đoạn dầu BA làm tốt và cho ra các yêu cầu người dùng, yêu cầu khách hàng đúng và đủ. Ví dụ: Giai đoạn phát triển ý tưởng thì BA sẽ cùng làm rõ mục tiêu sản phẩm, khách hàng đối tượng, KPI đánh giá ROI...Rồi tới phát triển triển business case có thể BA sẽ cùng với SME đưa ra các phân tích SWOT và các options cho việc lựa chọn giải pháp… Khi phát triển yêu cầu giải pháp - giai đoạn này chính là giai đoạn giải pháp đã được lựa chọn, vậy thì yêu cầu hệ thống là gì (functional requirements). Tới đây và các bước về sau thì chắc hẳn các bạn cũng có hình dung nếu không muốn nói là đã kinh qua cả rồi.

Vậy với các dự án outsource thì BA sẽ làm sao? Nếu dự án các bạn dù là outsource cho một đối tác nhưng các bạn đảm nhận một hay nhiều giai đoạn trong SDLC: Có thể chỉ phần phát triển (development) - lúc này BA của team phát triển sẽ cần tìm hiểu các tài liệu hay yêu cầu ở các bước trước đó đã được thực hiện chưa hay ít nhất là có bàn giao từ khách hàng của các bạn để biết rõ tôi và team của tôi sẽ cần làm gì, làm như thế nào…sau đó sẽ cùng với team phát triển thực hiện và đảm bảo các yêu cầu đó được bàn giao đúng nhất.

Khi mình làm các dự án outsource, có nhiều dự án khách hàng đã làm xong tới Business Case và có in-house BA của riêng họ. Mình sẽ trực tiếp làm việc với BA in-house đó để đáp ứng nửa còn lại của BA trong quá trình phát triển sản phẩm tới lúc sản phẩm lên kệ và bàn giao cho người dùng cuối. Lại cũng có các dự án mà họ không làm đầy đủ các bước đã nói trên nhưng đã có một set các yêu cầu về mặt giải pháp, lúc bàn giao cho mình thì tác vụ của mình sẽ là “study requirement" hay “analyse requirements” để quản lý và giúp team development phát triển đúng hướng. Trong các dự án này, mình thường được chỉ định luôn làm Scrum Master, Project Manager. Và thực tế mình thấy rất thú vị, nó bổ sung thêm kinh nghiệm về quản lý công việc, quản lý requirements và quản lý team productivity cũng như trau dồi thêm kiến thức Agile/Scrum.

Và cũng có nhiều dự án mình tham gia với khách hàng (onsite) để cùng họ phát triển ý tưởng, phát triển business case và chịu trách nhiệm chính cho việc phát triển yêu cầu giải pháp để sau đó mình - BA trở thành cầu nối giữa khách hàng và đội phát triển outsource.

Nếu có một lời khuyên mà các bạn đang tìm kiếm ở mình cho câu hỏi nên làm các dự án In-house hay outsource thì lời khuyên mà mình đưa ra là nếu bạn Fresher hãy thử làm Outsource trước xem sao. Vì sao? Vì với mình khi bắt đầu làm một cái gì mới, ấn tượng đầu tiên, mentor đầu tiên hay dự án đầu tiên đều rất có ý nghĩa. Thành công hay không không quan trọng bằng việc bạn sẽ học được gì và hình thành cách làm việc và mindset của riêng mình ra sao. Vậy thì với các cty chọn giải pháp outsource, có nhiều cty họ định hình rõ quy trình phát triển sản phẩm, hợp tác với các đối tác outsource và tiêu chuẩn, KPI, quy trình quản lý delivery. Nếu có cơ hội để tìm trải nghiệm thì sẽ giúp các bạn tiếp nhận tốt về mặt quy trình để sau này áp dụng hoặc thấy được các cty hay dự án khác nhau sẽ thêm bớt quy trình như thế nào, cách họ thực hiện ra sao, và cốt lõi của các dự án phát triển phầm mềm trong từng domain...Đặc biệt, bạn có thể học được từ các BA đã thực hiện các giai đoạn trước qua tài liệu, trao đổi, học hỏi từ họ các viết, cách quản lý và trình bày...Ôi nhiều quá! Mình bắt đầu bằng việc làm outsource, chứ không phải in-house nhé. Và thấm nhuần tư tưởng “quy trình" lắm nên sau này đọc sách hay tự học thêm rất nhanh.

Nhưng nếu làm In-house có phải là ko tốt? Không phải các bạn à. In-house với các bạn Fresher chưa vững quy trình hay background sẽ thấy hơi ngợp, thấy ôi sao nhiều việc quá, hoặc “nhà bao việc” vì BA sẽ được “dính" vô dự án từ đầu tới cuối. Đây là cơ hội để bạn trải nghiệm các giá trị mà một BA có thể đem lại. Với các bạn có thể tự học và tâm lý tự tin “cứ đi rồi sẽ có đường" thì đây lại là một môi trường hoàn toàn hợp lý. Ở các dự án này BA ngoài các kĩ năng phân tích, giao tiếp như vẫn thường nhắc tới, thì mình thấy cần có kĩ năng thương thuyết và ra quyết định. Vì khi làm việc với khách hàng, người dùng, họ có thể chưa nghĩ tới nhiều khả năng “nếu ...thì" và chưa đánh giá hết nguyên nhân cốt lõi tại sao “why" mình lại cần có một yêu cầu như ABC hay XYZ…

Mình hi vọng các bạn sẽ có thêm góc nhìn mới và tự tin hơn khi lựa chọn. Khi đi phỏng vấn đừng ngại hỏi, kể cả khi các bạn được sếp “vời" vô một dự án mới cũng đừng ngại hỏi các yêu cầu dành cho BA mà bạn cần đảm nhận, để từ đó đánh giá được vị trí BA trong dự án này sẽ cần tập trung giai đoạn nào của vòng đời sản phẩm hay dự án và BA cần chịu trách nhiệm về vấn đề gì. In-house hay Outsource đều là những môi trường trải nghiệm và học tập tốt.

 

***Note: BA cần phân biệt khách hàng và người dùng cuối nhé. Vì đôi khi 2 vai trò này không phải là một trong các dự án outsource các bạn làm. Khách hàng có thể là đối tác thuê mình. Người dùng cuối mới là mục tiêu của sản phẩm mình đang phát triển. Đây là lí do mình đánh dấu *** cho keyword: [làm việc trực tiếp với khách hàng] ở phần trên.

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

  • Chìa khoá thành công dành cho Business Analyst.
  • Công cụ & Kỹ năng dành cho Business Analyst.

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

  • Phân tích nghiệp vụ cơ bản 3.0.
  • Phân tích nghiệp vụ nâng cao 3.0.
  • Luyện thi chứng chỉ IIBA 3.0.

Tại Hà Nội:

  • Hà Nội - Phân tích nghiệp vụ 3.0.
  • Hà Nội - Phân tích nghiệp vụ nâng cao 3.0.

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất. 

Chia sẻ của chị Annia Trần - Biên tập nội dung bởi BAC

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN BAC

Mã số doanh nghiệp: 0312713743 do Sở Kế hoạch & Đầu tư TP.HCM cấp ngày 28/03/2014
Trụ sở chính: Lầu 6 - Tòa nhà Thiên Phước 1, 244 Cống Quỳnh, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP. HCM.
Chi nhánh: Lầu 11, Tòa nhà Hải Âu, Số 39B Trường Sơn, Quận Tân Bình, Tp.HCM.
Email: info@bacs.vn - Web: www.bacs.vn - Điện thoại: (84) 909 310 768

Đã thông báo bộ công thương
DMCA.com Protection Status

Copyright © 2014 BAC JSC.
All Rights Reserved.

BAC - Business Analyst Training Center