• Kiến thức
  • Kỹ năng
  • Nghề nghiệp
  • Công cụ hỗ trợ

Video

Business Analysis

Đăng ký nhận tin

 

Ý kiến học viên

  • Nguyễn Thị Hoàng Yến

    Business Analyst tại NashTech VN
    Mình là Nguyễn Thị Hoàng Yến, hiện đang làm Business Analyst tại công ty Nash Tech. Yến đã tham gia khóa học Phân tích nghiệp vụ phần mềm cơ bản (Fundamental Business Analysis) do BAC tổ chức do thầy Dương giảng dạy. Qua 12 buổi học, Yến đã được học nhiều kiến thức bổ ích về nghề BA, đặc biệt là các chuyên đề về Elicitation, Prototype. Khóa học cũng giúp Yến kết nối với các bạn BA cùng ngành, cùng hỗ trợ, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm và mở rộng cơ hội nghề nghiệp. Khóa học giúp Yến tự tin hơn và có kiến thức nền tảng tốt và bài bản hơn để theo nghề BA. 
    Xem chi tiết +
  • Mai Việt Quân

    Senior Business Analyst at ELCA Vietnam
    Sau khi tham gia khóa Fundamental Business Analysis với chị Linh, mình đã định hình rõ hơn về công việc, và có thể tự plan road map cho 3-5 năm sau của bản thân. Mình đánh giá cao khóa học, đặc biệt dành cho những bạn đang định hướng BA, PO. Mình tin chắc kiến thức nền trong khóa học sẽ dần được hiện thực hóa trên con đường này của các bạn (like). 
     
    Xem chi tiết +
  • Ao Thị An Sương

    CBAP - Senior Business Analyst tại Dicentral

    Sau khi làm BA một thời gian thì mình quyết định tham gia khóa học phân  tích nghiệp vụ phần mềm cơ bản tại BAC chỉ với mục đích chuẩn hóa lại kiến thức mình đang có. Mặc dù chỉ là khóa cơ bản nhưng mình đã học được rất nhiều kiến thức mới và được các anh chị giảng viên, các bạn học trong lớp chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn. Đây là một khóa học rất thú vị và mình khá hài lòng.

    Hiện tại mình đã tham gia khóa luyện chứng chỉ IIBA và đã đạt chứng chỉ CBAP vào ngày 07/11/2019. Cảm ơn các anh chị BAC đã hỗ trợ mình, rất nhiều và rất nhiệt tình nhé!

    Xem chi tiết +
BAC TRAINING & CONSULTANCY BAC TRAINING & CONSULTANCY BAC TRAINING & CONSULTANCY BAC TRAINING & CONSULTANCY
Language  
Điện thoại tư vấn0909 310 768
Facebook Youtube Linkedin

Nov 20, 2019

Hướng dẫn tự học Power BI phân tích dữ liệu bán hàng từ Excel và Odata

Việc kết nối dữ liệu từ nhiều nguồn là một nhu cầu thiết yếu hiện nay. Ví dụ cụ thể nhất là kết nối thông tin sản phẩm và dữ liệu bán hàng. Trong bài viết này chúng ta sẽ kết hợp thông tin sản phẩm từ Excel và dữ liệu đơn hàng từ OData.

1. Kết nối và chỉnh sửa dữ liệu từ Excel

Thao tác kết nối với dữ liệu trong Power BI Desktop chắc hẳn đã quá quen thuộc với bạn đọc của BAC. Chọn “Get Data” và định dạng Excel (tải file dữ liệu mẫu tại đây).

Chọn bảng Products để lấy thông tin

Chọn bảng Products và nhấn “Transform Data” đế lấy tất cả những thông tin sản phẩm cần phân tích bao gồm: tên sản phẩm, mã sản phẩm…

Xóa bỏ các cột không cần thiết để làm sạch dữ liệu

Tại đây bạn chỉ cần chú ý chỉnh sửa để đảm bảo dữ liệu phù hợp với mục đích sử dụng. Sau khi bảng Product đã tải lên chọn các cột ProductID, ProductName, QuantityPerUnit, UnitsInStock và xóa những cột còn lại bằng cách click phải chọn “Remove Other Columns”.

2. Kết nối và chỉnh sửa dữ liệu từ OData

Kết nối OData trong Power BI Desktop

Thao tác kết nối với OData cũng tương tự như với Excel và các nguồn khác. Khi nhận được hộp thoại OData Feed, dán đường dẫn sau vào:https://services.odata.org/V3/Northwind/Northwind.svc/ (tải file dữ liệu mẫu tại đây)

Chú ý chọn đúng bảng cần dùng

Như đã nói, trong ví dụ này ta sẽ dùng dữ liệu đơn đặt hàng(Orders) để kết nối. Chú ý bảng Orders vẫn cần phải chỉnh sửa trước khi sử dụng.

Hộp thoại cảnh báo xuất hiện khi kết nối đến OData

Lưu ý: Trong trường hợp nhận được khung thông báo như hình trên, chọn Anonymous để Connect.

Tại bước này, tìm đến cột Order_Detail chọn biểu tượng Expand bên cạnh tên cột. Bỏ chọn tất cả và chọn 3 dòng ProductID, UnitPrice, and Quantity.

Kết quả thu được 3 cột mới được chọn ở trên đã thay thế cho cột Order_Details. Ngoài ra, một vài dòng mới trong bảng cho mỗi đơn hàng đã được thêm vào.

3. Tạo một cột tùy biến

Cách tạo cột tùy biến trong Power BI desktop

Tại hộp thoại Custom Column bạn nhập tên cột mới là Line Total và công thức là [Order_Details.UnitPrice] * [Order_Details.Quantity]. Hoặc bạn có thể chọn tên cột bên trái và Add vào sau đó thêm các công thức tính toán.

Như vậy, chúng ta đã tạo được một cột tùy chỉnh với công thức tạo ra từ các cột khác trong bảng. Một chức năng mà bạn sẽ sử dụng rất nhiều trong các báo cáo của mình.

4. Đặt kiểu dữ liệu cho cột

Khi Power BI kết nối dữ liệu nó sẽ tự động lựa chọn kiểu dữ liệu phù hợp. Tuy nhiên, không phải lúc nào kiểu này cũng đúng và bạn có thể thấy ở cột LineTotal vừa tạo có chứa vài kiểu dữ liệu khác nhau.

Định kiểu dữ liệu cho toàn bộ giá trị trong cột

Việc cần làm là chuẩn hóa tất cả dữ liệu trong bảng về cùng một kiểu để thao tác xử lý được dễ dàng và không gặp lỗi. Chọn cột LineTotal sau đó click phải và chọn Change Type chọn kiểu Fixed decimal number.

5. Hệ thống các cột của bảng Orders

Để bảng Orders được dễ hiểu và sử dụng trong các bước tiếp theo hãy nhìn lại một lần. Dưới đây là danh sách các cột mà chúng ta cần dùng

  • OrderDate
  • ShipCity
  • ShipCountry
  • Order_Details.ProductID
  • Order_Details.UnitPrice
  • Order_Details.Quantity
  • LineTotal

Giữ lại những cột trên và xóa tất cả các cột còn lại (không cần thiết), thao tác xóa tương tự như bước trên. Xóa bỏ phần mở rộng Order_Details trong tên các cột để hiện thị tên đầy đủ, rõ ràng.

Di chuyển cột Line Total đến vị trí gần hơn để tiện cho việc sử dụng thông tin tại cột này. Bằng cách kéo thả tại tiêu đề của cột đến vị trí mong muốn.

6. Quản lý thao tác trong Power BI Desktop

Trải qua hàng loạt các thao tác chuẩn bị và chỉnh sửa như trên bạn có thể gặp lỗi ở một vài bước. Đừng lo lắng, Power BI Desktop cung cấp một thanh bên hiển thị tất cả thao tác của bạn đã làm, bạn có thể xóa, di chuyển các thao tác này một cách linh hoạt.

Kiểm tra và chỉnh sửa các bước đã thực hiện trong Power BI Desktop

Tất cả đều được đặt tại Applied Steps ở cột Query Setting, dưới đây là hình ảnh tham khảo các bước đã làm phía trên.

7. Nhúng các truy vấn đã thực hiện

Sau khi đối soát lại các bước đã làm và chắc chắn với thao tác cũng như kết quả thu được. Bạn cần nhúng các truy vấn đã làm vào Power BI Desktop để sử dụng chúng cho việc tạo ra các biểu đồ.

Thao tác nhúng khá đơn giản, tại menu Home chọn “Close & Apply”. Kết thúc quá trình bạn sẽ thấy được các cột của 2 bảng được xử lý sẽ xuất hiện ở cột FIELDS.

Các dữ liệu sẽ được chuyển đến cột Fields để vẽ biểu đồ

8. Quản lý mối quan hệ giữa các dữ liệu

Trong Power BI Desktop bạn có thể sử dụng những mối quan hệ giữa các dữ liệu dựa trên các trường chung để mở rộng và làm phong phú cho báo cáo.

Để tạo mối quan hệ giữa các dữ liệu bạn chọn Manage Relationships tại menu Home. Tại hộp thoại Manage Relationships bạn có thể nhìn thấy Power BI Desktop đã tự động liệt kê danh sách một mối quan hệ giữa hai bảng.

Nhấn Edit để chỉnh sửa, hộp thoại Edit Relationship sẽ cho biết thông tin về việc kết nối dữ liệu giữa 2 bảng. Vì hiện tại Power BI Desktop đã mặc định kết nối như ảnh nên bạn có thể đóng hộp thoại lại.

Để xem hoặc chỉnh sửa các quan hệ này trong Power BI Desktop bạn chọn biểu tượng Model ở cột trái.

9. Tạo biểu đồ từ dữ liệu

Bạn có thể tạo ra các dạng biểu đồ khác nhau từ dữ liệu đã nhúng và trang báo cáo của Power BI Desktop cũng cho phép tạo ra nhiều trang như các công cụ khác của Microsoft (Excel…)

Đầu tiên, tạo ra một biểu đồ cột với hai thông số là Quantity từ bảng Orders và ProductName từ bảng Products. Chọn từ cột FIELDS và kiểu biểu đồ, để sắp xếp các sản phẩm theo thứ tự chọn biểu tượng (…) ở góc phải biểu đồ và chọn dòng Sort by Quantity.

Mặc định biểu đồ được tạo ra với kích thước nhỏ nên một số cột sẽ bị ẩn đi. Nhưng bạn có thể kéo các góc cạnh để phóng to biểu đồ.

Tiếp theo, tạo một biểu đồ với hai thông số LineTotal và OrderDate từ bảng Orders. Bạn có thể tạo biểu đồ mới bằng cách click vào vùng trống Canvas để thoát khỏi biểu đồ cũ.

Lưu ý khi sử dụng thông tin tại cột Order Date nếu chỉ nhận được 3 cột như ảnh. Bạn hãy chọn dòng Order Date tại phần Axis của Visualizations và đánh dấu chọn Order Date thay vì Date Hierachy.

Cuối cùng, tạo một biểu đồ thể hiện số lượng đơn đặt hàng tại mỗi quốc gia. Click vào vùng trống để thoát khỏi biểu đồ trước, sau đó chọn ShipCountry từ Orders sau đó kéo cột LineTotal từ Orders vào dòng Size ở cột VISUALIZATIONS. Chú ý chọn loại biểu đồ là map để hiển thị các quốc gia trên bảng đồ.

Một bảng đồ được tạo ra với các chấm tròn để thể hiện số lượng đơn hàng tại mỗi quốc gia. Tương ứng với số lượng càng lớn thì vòng tròn càng to và ngược lại.

10. Tương tác với biểu đồ để phân tích báo cao

Kết quả thu được sau khi kết nối dữ liệu

Trong Power BI Desktop bạn có thể dễ dàng thao tác với các hình ảnh để phân tích xu hướng. Mối quan hệ giữa các bảng sẽ tạo nên sự thay đổi trên toàn bộ các biểu đồ trong cùng trang. Trên bảng đồ, chọn một vòng tròn tượng trưng cho một vị trí bất kì hai biểu đồ còn lại sẽ được tự động làm nổi bật.

Như vậy, từ hai dữ liệu ở hai nguồn khác nhau bạn đã có thể kết hợp và tạo ra những biểu đồ giúp phân tích các thông, dự đoán xu hướng một cách chính xác. Nếu so sánh với hai bảng dữ liệu truyền thống ban đầu kết quả thu được thực sự rất hữu ích và áp dụng cho nhiều lĩnh vực.

Trong bài viết có sử dụng nhiều thao tác giúp bạn định hình dữ liệu, tạo biểu đồ và tương tác với biểu đồ. Đây là những bước cơ bản cho người tự học Power BI, hãy thực hành nhiều lần để thuần thục và bạn có thể áp dụng trên chính các dữ liệu của mình. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tìm khóa học Power BI để sử dụng công cụ này phục vụ việc học, công việc, nghiên cứu  hãy tham khảo khóa học tại BAC.

Tham khảo: Khóa học Power BI cơ bản tại BAC

Hy vọng rằng với những thông tin được BAC chia sẻ có thể giúp ích cho các bạn có nhu cầu học Power BI. Đừng quên đón đọc các bài viết sắp tới tại website BAC để cập nhật những kiến thức thú vị về Power BI và nhiều nội dung hấp dẫn khác nhé.

Nguồn bài viết tham khảo: https://docs.microsoft.com/en-us/power-bi/desktop-tutorial-analyzing-sales-data-from-excel-and-an-odata-feed

Các bài viết liên quan Power BI: 

  • Power BI cơ bản cho người mới bắt đầu
  • Chỉnh sửa và định hình dữ liệu trong Power BI Desktop
  • Kết hợp dữ liệu trong Power BI Desktop
  • Hướng dẫn kết nối dữ liệu trong Power BI Desktop
  • Hướng dẫn tải & cài đặt Power BI trên máy tính
  • Khóa học Power BI
  • Power BI là gì ?

Các bài viết liên quan: 

  • TABLEAU - Giải pháp BUSINESS INTELLIGENCE (BI) - click vào đây
  • Hướng dẫn cài đặt và Sử dụng TABLEAU - click vào đây
  • Tính năng mới trên tableau - verion 2019.1 - click vào đây

Tham khảo chương trình đào tạo:

  • BI - Ứng dụng trong doanh nghiệp với Taleau
  • Power BI   http://www.bacs.vn/vi/khoa-hoc/power-bi/

Biên soạn và tổng hợp nội dung

Click để đọc tiếp

  • DAX là gì? Tầm quan trọng của DAX trong Power BI
    DAX là gì? Tầm quan trọng của DAX trong Power BI

    Khi làm quen với công cụ phân tích và trực quan dữ liệu Power BI hẳn bạn đã ít nhiều được nghe nói đến khái niệm DAX. Vậy DAX là gì? công dụng của nó trong Power BI là gì? Tại sao phải sử dụng DAX…

  • Tableau là gì? Những điều cần biết về Tableau Data Visualization
    Tableau là gì? Những điều cần biết về Tableau Data Visualization

    Tableau là gì? Đó là câu hỏi liên tục xuất hiện trong thời gian gần đây. Liệu bạn đã biết đến công cụ này và nguyên nhân vì sao nó trở thành một trong những công cụ phân tích, trực quan hóa dữ liệu phổ biến nhất hiện nay. Trong bài viết này, BAC xin tổng hợp những thông tin cơ bản nhất về Tableau. Nếu bạn là một người mới, đừng bỏ qua những kiến thức này nhé!

  • Measure là gì? Cách tạo và sử dụng Measure trong Power BI Desktop
    Measure là gì? Cách tạo và sử dụng Measure trong Power BI Desktop

    BAC sẽ giúp các bạn hiểu được khái niệm measures và cách tạo ra một measures cơ bản trong Power BI Desktop. Để bắt đầu, bạn cần biết cách kết nối với dữ liệu và các thao tác cơ bản, nếu bạn là người mới hãy tham khảo bài viết dưới đây trước khi tiếp tục.

  • Hướng dẫn cách tạo Measures tùy chỉnh trong Power BI Desktop
    Hướng dẫn cách tạo Measures tùy chỉnh trong Power BI Desktop

    Trong bài viết trước BAC đã chia sẻ về Measures, cách tạo và sử dụng quick measures. Nội dung này sẽ hướng đến việc tạo ra một measure của riêng bạn( thay vì sử dụng công thức có sẵn như quick measure).

Bình luận

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN BAC

Mã số doanh nghiệp: 0312713743 do Sở Kế hoạch & Đầu tư TP.HCM cấp ngày 28/03/2014
Trụ sở chính: Lầu 4, 319 Lý Thường Kiệt, Phường 15, Quận 11, Tp HCM.
Chi nhánh: Lầu 11, Tòa nhà Hải Âu, Số 39B Trường Sơn, Quận Tân Bình, Tp.HCM.
Email: info@bacs.vn - Web: www.bacs.vn - Điện thoại: (84) 909 310 768

Copyright © 2014 BAC JSC.
All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status